Sâu bệnh sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, gây hại cho hoa hồng. Nếu là người yêu hoa thì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm và tìm hiểu về các loại sâu bệnh trên hoa hồng để có hướng điều trị cụ thể, phù hợp. Trong bài viết bên dưới, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Nhện đỏ

Loài nhện đỏ trưởng thành có hình bầu dục, thân nhỏ chỉ khoảng 0,4 mm. Toàn thân nhện phủ lông lưa thưa màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân. Trứng nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, hình cầu bóng láng và thường xuất hiện ở sát gân cả hai mặt lá. 
Loài nhện đỏ hại hoa hồng
Nhện đỏ phát triển nhanh chóng trong điều kiện khô hạn mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Chúng di chuyển nhanh, nhả tơ mỏng liên tục tạo lớp màu trắng mặt dưới lá hoa hồng. Nhện sống và ăn biểu bì, chích hút mô dịch của lá cây trong giai đoạn bánh tẻ. 
Dưới ảnh hưởng xấu của nhện đỏ, lá cây mất màu xanh và ngả sang màu vàng. Bề mặt xuất hiện các dấu hiệu loang lổ, héo úa và dần trở nên khô, héo. 

2. Bọ trĩ

Loài bọ trĩ là loài côn trùng gây hại xuất hiện nhiều trên cây hoa hồng. Kích thước của con trưởng thành rất nhỏ, chỉ dài dưới 1mm. Toàn thân bọ có màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. 
Vòng đời của bọ trĩ kéo dài khoảng 3 tuần, chúng hoạt động mạnh mẽ vào cả ngày và đêm. Khi có tiếng động sẽ nhanh chóng lẩn khuất vào lá, hoa hoặc giả chết rơi xuống đất. Bọ trĩ chích hút nhựa hút dinh dưỡng trên các đọt, ngọn, chồi, lá non và nụ hoa làm cho ngọn hoa hồng bị thối không thể ra hoa, nếu có thì bị biến dạng, hỏng form, nhanh tàn. 
Bọ trĩ hại hoa hồng

3. Rệp sáp

Rệp sáp là loại côn trùng miệng hút, di chuyển dựa vào kiến, chích hút cành và lá hoa hồng. Cơ thể chúng có lông trắng bao phủ, lông tơ và có đặc tính không thấm được nước nên tiêu diệt rất khó. 
Rệp sáp trên hoa hồng
Rệp vảy gây hại cho hoa hồng bằng cách hút nhựa từ thân cây. Chúng có vỏ dày màu nâu hình bán nguyệt. Chúng thường tập trung ở đọt non, nụ và hoạt động mạnh mẽ khi thời tiết ấm dần lên. 

4. Sâu xanh

Một trong các loại sâu bệnh trên hoa hồng là sâu xanh. Loài côn trùng gây hại này khi trưởng thành có kích thước cơ thể khoảng 15-20mm và màu nâu vàng. Cánh trước sâu có màu nâu vàng 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng. 
Mức độ phá hoại của sâu xanh đối với hoa hồng là rất lớn. Chúng cắt đứt nụ, ăn lá, hút dinh dưỡng để phát triển, sinh sản, từ đó khiến cây thiếu dinh dưỡng, héo dần hoặc thậm chí là chết.

5. Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng màu nâu, sinh sản bằng cách đẻ trứng trên các bãi cỏ. Ấu trùng ăn rễ cỏ cho đến khi lớn lên thành bọ. 
Bọ ăn lá hoa hồng và nhiều loại cây khác. Bọ cánh cứng hại hoa hồng vào ban đêm, nhất là trong thời gian 19:00 đến 21:00. Chúng cắn phá cây, làm giảm chất lượng hoa, chậm sự phát triển của cây và chết dần. 

Trên đây là thông tin cung cấp cho bạn đọc hiểu hơn về các loại sâu bệnh trên hoa hồng. Bạn có thể nghiên cứu dầu Neem nguyên chất ép lạnh để phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh. Mua dầu nguyên chất tại Docneem.com bạn nhé.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn