Làm cách nào để nhận biết bọ phấn trên cây hoa hồng? Loại sâu hại này có đặc tính phát triển, sinh sản như thế nào? Liệu có giải pháp nào để phòng trừ triệt để hay không?... Đây đều là câu hỏi được đông đảo bà con nông dân quan tâm. Và trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp nhé!

Tổng quan về bọ phấn

Bọ phấn trắng trên cây hoa hồng
Bọ phấn trắng trên cây hoa hồng

Bọ phấn là một trong những loài sâu bệnh thường xuất hiện trên cây hoa hồng. Trong vòng đời, chúng trải qua 4 giai đoạn phát triển bao gồm:

- Trứng: Có hình bầu dục, được cắm và dựng đứng trên bề mặt lá. Lớp vỏ bao quanh trứng mỏng. Khi đẻ, con non có màu trong suốt và dần chuyển sang màu vàng sáp trong, nâu xám. Khi đẻ trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng.

- Sâu non: Hình ovan, kích thước nhỏ, toàn thân vàng nhạt. Con non khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá để lẩn trốn và tập trung ở các lá non. Khi đã đẫy sức, chúng chuyển sang ăn lá già. 

- Nhộng giả: Toàn thân màu sáng, có hình bầu dục.

- Bọ phấn trưởng thành: Toàn thân phủ một lớp phấn trắng

Bọ phấn trên cây hoa hồng

Bọ phấn hút chất nhựa ở các bộ phận non như lá, chồi, nụ. Thời điểm hoạt động mạnh mẽ nhất trong năm là giai đoạn thời tiết hanh, mùa khô.

Khi trưởng thành, toàn thân chúng được phủ một lớp phấn trắng, di chuyển linh hoạt.  Do có cánh nên chúng có thể bay cao khoảng 0.5mm và xa từ 2-7km nên có tốc độ lây lan nhanh chóng, chỉ trong một thời gian ngắn.

Khi hút chích, chúng tiết ra dịch ngọt tạo điều kiện cho nấm muội đen sinh sôi, phát triển. Thông thường, bọ thường ẩn nấp ở những nơi rậm rạp, lá gần mặt đất khi nắng to, mưa to và hoạt động khi trời râm mát.

Bọ phấn đẻ trứng, rải rác thành từng quả hoặc các ổ với 4-5 quả. Trứng nở sau 7-10 ngày. 

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp trị sâu ăn lá hiệu quả

Biện pháp phòng trừ bọ phấn trên cây hoa hồng

Tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh trị bọ phấn
Tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh trị bọ phấn

Bộ phấn gây hại khiến cây hoa hồng kém phát phát triển do thiếu dinh dưỡng, dần trở nên khô và chết héo. Để phòng trừ, người nông dân có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Loại bỏ những bộ phận bị hại, lá cây già có dấu hiệu xuất hiện của bọ phân và tiêu hủy ở nơi xa vườn hồng.

- Sử dụng bẫy dính để dẫn dụ và diệt bọ.

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học, phòng trừ bọ trĩ như Dinotefuran (Oshin 100 SL).

- Phun thuốc trừ sâu hữu cơ, sinh học được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên. Đây được xem là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, bởi ưu điểm an toàn và tính hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo thêm tinh dầu Docneem. Sản phẩm được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, giúp bảo toàn tối đa thành phần hoạt chất và đặc tính phòng trừ sâu bệnh của dầu Neem.

Trên đây là tổng hợp các thông tin hữu ích về nhận biết và phòng trừ bọ phấn trên cây hoa hồng. Hi vọng, chúng sẽ góp phần mang đến cho bà con nông dân vườn cây xanh tốt, đảm bảo năng suất cây trồng, hoa nở chuẩn form, to và đẹp. 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn