Nhện đỏ là loài sâu bệnh gây hại thường gặp ở hoa hồng và các nhiều giống cây cảnh khác. Chúng có tốc độ phát triển và phá hoại rất nhanh. Do đó, nếu không tìm được giải pháp phòng và trị nhện đỏ trên cây hoa hồng hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của cả khu vườn.

Tổng quan về nhện đỏ

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus urticae, thuộc họ Tetranychidae. Chúng có đặc điểm hình thái như sau:

- Hình dáng: Con trưởng thành có hình bầu dục, thân nhỏ khoảng 0,4 mm. Khi ở dạng trùng, con đực dài 0,3 mm, toàn thân phủ lông lưa thưa, màu xanh, trắng, đỏ với các đốm đen 2 bên thân mình. Nhện trưởng thành có 4 chân, màu vàng nhạt. Nhện trưởng thành có 4 đôi chân, khi nhìn xuyên cơ thể bạn sẽ thấy hai đốm màu đậm bên trong. Nhện cái có thể đẻ 70 trứng/ ngày, liên tục trong 2-6 ngày.

- Trứng nhện đỏ: Hình cầu nhỏ, bề ngoài bóng láng, nở sau 4-5 ngày. Thường nhện có tập tính đẻ trứng ở sát gân lá. 

- Ấu trùng nhện đỏ: Có 3 đôi chân và thay da 3 lần. Giai đoạn này kéo dài trong 5-10 ngày.

- Vòng đời: 20 – 40 ngày.

Xem thêm: Bọ trĩ trên cây hoa hồng: Dấu hiệu và cách phòng trừ

Nhện đỏ trên cây hoa hồng

Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ trên cây hoa hồng
Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ trên cây hoa hồng

Nhện đỏ có kích thước nhỏ, 4 đôi chân nên di chuyển rất nhanh. Chúng nhả tơ tạo thành lưới trắng bao quanh mặt dưới lá. Cả giai đoạn ấu trùng, nhện non và trưởng thành đều sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá.

Chúng ăn biểu bì, hút dinh dưỡng ở mô dịch lá cây. Khi lá bước sang giai đoạn bánh tẻ sẽ bị mất đi màu xanh đặc trưng, chuyển sang màu vàng. Mặt trên là xuất hiện những chấm trắng vàng loang lổ, còn mặt dưới lại có những vết trắng lấm tấm như bụi cám, nhìn kỹ sẽ có cả lớp tơ mỏng.

Nhện đỏ phát triển mạnh vào mùa hè, đặc biệt là những vùng có điều kiện khô hạn, nắng nhiều, cây bón nhiều đạm. Do vòng đời chỉ 20-40 ngày nên mật độ tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng cho hoa hồng. Nhện có thể lan truyền theo gió, qua sợi tơ, lây từ cây này sang cây khác.

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ trên cây hoa hồng

Các giải pháp thường được áp dụng để phòng và trừ nhện đỏ, bạn có thể tham khảo:

- Giữ cho vườn hồng thông thoáng, không xịt nước mạnh vào mặt dưới lá để đánh bay nhện.

- Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học: Một số loại thuốc phổ biến thường dùng như Azadirachtin (Agiaza 4.5EC); Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Matrine ; Fenpyroximate… Lưu ý cần sử dụng đúng liều lượng và nồng độ như hướng dẫn.

- Sử dụng tinh dầu Neem: Với thành phần chính là Azadirachtin, tinh dầu Neem mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao và không gây hại cho các loài thiên địch. Trong đó, tinh dầu Neem nguyên chất ép lạnh Docneem là sản phẩm có hàm lượng Azadirachtin cao nhất thị trường (lên tới 2950 ppm). 

Docneem - Giải pháp số 1 cho phòng trừ nhện đỏ
Docneem - Giải pháp số 1 cho phòng trừ nhện đỏ

Nhện đỏ có khả năng lây nhiễm cao. Bởi vậy, khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhện đỏ trên cây hoa hồng, người nông dân cần đặc biệt chú ý không phun thuốc mạnh vào mặt dưới lá, khiến nhện bay theo gió, xâm hại cho các cây ở xung quanh,

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn