Đúng như tên gọi của mình, sâu vẽ bùa đục biểu bì lá tạo nên những đường giống như chất nhầy ốc sên trên bề mặt. Chúng không chỉ khiến lá gây bị phá hoại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Để nhận biết và phòng trừ sâu vẽ bùa trên hoa hồng hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo các kinh nghiệm sau.

Tổng quan về sâu vẽ bùa

Vòng đời của sâu vẽ bùa
Vòng đời của sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistic citrella, là loài bướm thuộc họ Gracillariidae. Ở giai đoạn trưởng thành, sâu vẽ bùa có cơ thể dài 2-3mm, sải cánh rộng 4-5mm. Toàn thân màu vàng phớt ánh bạc và có 2 cánh dài lông dài.

Trứng sâu hình bầu dục, nhỏ khoảng 0,2 – 0,3 mm. Ban đầu, chúng có màu trong suốt và chuyển sang màu trắng vàng khi sắp nở. Sâu non dài 4mm, mình dẹp, không chân. Nhộng dài 2-3mm, màu nâu vàng. Vòng đời của sâu vẽ bùa từ giai đoạn trứng cho đến trưởng thành là 19 – 38 ngày.

Xem thêm: Những điều nên biết về nhện đỏ trên cây hoa hồng

Sâu vẽ bùa trên hoa hồng

Thời gian hoạt động của bướm chủ yếu là về đêm. Chúng đẻ trứng ở mặt dưới lá, gần các đọt non mới mọc. 

Trứng bướm nở và phát triển thành sâu vẽ bùa. Khi trường thành, có thể để đến 70-80 quả trứng/ngày, liên tục trong 2-10 ngày. 

Sâu non thường đục và chui qua biểu bì lá để ăn phân nhu mô. Do đó, tạo nên các đường hầm ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì và để lại chất thải như sợi sỉ. Dần dần lớp biểu bì của lá bị bong ra hoặc tạo thành các đường lớn giống như nhầy ốc sên. Khi đẫy sức, sâu non chuyển sang đục mép lá và hóa nhộng. Chúng tạo thành tơ gấp đe tổ kén khiến cho lá bị quăn. 

Ở những cây hoa hồng bị sâu vẽ bùa hại, lá sẽ kém phát triển, nhỏ hơn. Đặc biệt là bị dị dạng, ảnh hưởng đến việc mọc chồi non.

Dấu hiệu nhận biết sâu vẽ bùa trên cây hoa hồng
Dấu hiệu nhận biết sâu vẽ bùa trên cây hoa hồng

Biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa

Để phòng trừ sâu vẽ bùa trên hoa hồng, bà con nông dân có thể kết hợp cùng lúc các cách sau:

- Thiên địch ký sinh: Các loài ong họ Chalcidoidea, Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng của sâu vẽ bùa. 

- Thiên địch bắt mồi: Kiến vàng Oecophylla smaragdina.

- Biện pháp hoá học: Sử dụng hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các sản phẩm có gốc (Chlorantraniliprole + Abamectin), Imidacloprid, Cypermethrin, Abamectin, Polytrin, Selecron… Cần lưu ý liều lượng, nồng độ để đảm bảo hiệu quả và không gây hại cho các loài thiên địch.

- Biện pháp sinh học: Tinh dầu Neem nguyên chất ép lạnh Docneem có thành phần 100% tự nhiên, không lẫn chất hóa học, chất phụ gia gây hại. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng kết hợp cùng các loài thiên địch mà không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Đây là các kinh nghiệm giúp bạn nhận biết và phòng trừ sâu vẽ bùa trên hoa hồng. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, các hộ gia đình, bà con nông dân sẽ không còn lo lắng về mối nguy hại về côn trùng làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng nữa.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn